Tỉnh Nam Định – Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, thu hút nguồn lực


Tỉnh Nam Định vừa thông qua quy hoạch xây dựng vùng liên huyện Nam Trực và Trực Ninh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là một trong các dự án quan trọng trong đề án quy hoạch chung của tỉnh Nam Định.



Để phát triển nhanh, mạnh và bền vững tỉnh Nam Định xác định cần phải  tổ chức quy hoạch các hoạt động kinh tế - xã hội đồng bộ, đồng thời thúc đẩy liên kết vùng để bổ sung các thế mạnh, tiềm năng giữa các khu vực. Nam Trực – Trực Ninh vừa được HĐND tỉnh Nam Định ký thông qua quy hoạch xây dựng là vùng liên huyện.



Tỉnh Nam Định quy hoạch vùng liên huyện Nam Trực – Trực Ninh



Phạm vi quy hoạch xây dựng vùng liên huyện Nam Trực - Trực Ninh với tổng diện tích khoảng 308km2 gồm toàn bộ ranh giới tự nhiên hiện tại của 2 huyện Trực Ninh và Nam Trực. Tỉnh xác định rõ tính chất vùng là phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ, nông nghiệp (ứng dụng công nghệ cao, làng nghề và du lịch sinh thái).  Đây cũng là đầu mối giao thông quan trong phía Đông Nam tỉnh kết nối các vùng, khu vực lân cận.



Vùng liên huyện Nam Trực - Trực Ninh được quy hoạch phân thành 4 vùng phát triển dựa theo cách phân bố tài nguyên thiên nhiên và dựa vào hoạch định không gian phát triển trên các lĩnh vực.  Cụ thể như sau.



Phân vùng 1: phân vùng phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp và đô thị dịch vụ



Nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nam Định, bao gồm 6 đơn vị hành chính nằm phía Tây Bắc huyện Nam Trực. Phân vùng 1 sẽ được quy hoạch thành vùng phát triển đô thị dịch vụ, là đầu mối giao thông quan trọng cả đường sắt, đường bộ và đường thủy như Quốc lộ 21, Quốc lộ 21B, các tuyến đường vành đai 1,2; các tuyến đường sắt như Nam Định - Thịnh Long, Nam Định - Quảng Ninh. Đây cũng sẽ là vùng phát triển du lịch sinh thái gắn với nghề trồng hoa và cây cảnh có lịch sử truyền thống lâu đời.



Nam Định phấn đấu trở thành tỉnh phát triển mạnh lĩnh vực công nghiệp



Nam Định phấn đấu trở thành tỉnh phát triển mạnh lĩnh vực công nghiệp



Phân vùng 2: phân vùng dân cư nông thôn gắn với nông nghiệp (NN) chất lượng cao



Phần vùng 2 được quy hoạch gồm 9 đơn vị hành chính, vùng tập trung phát triển mạnh các lĩnh vực như nông nghiệp, du lịch sinh thái và thủy sản. Là vùng đệm kết nối giữa khu vực phát triển đô thị của 2 huyện Nam Trực và Trực Ninh. Ở phân vùng này sẽ hình thành chức năng là cầu nối trung chuyển hàng hóa gắn với tuyến cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh.



Phân vùng 3: phân vùng phát triển đô thị dịch vụ gắn với sông Ninh Cơ, sông Hồng



Có tính chất là vùng phát triển đô thị dịch vụ gắn với sông Ninh Cơ, sông Hồng, gồm 6 đơn vị hành chính. Đây sẽ là trung tâm hành chính – chính trị của huyện Trực Ninh đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế toàn khu vực phía Nam tỉnh. Trong thời gian tới sẽ trở thành trung tâm kinh tế đa ngành, góp phần triển giao thương các khu vực ở hành lang kinh tế vùng biển và giao thương kinh tế các vùng lân cận của huyện Thái Bình.



Phân vùng 4: Phân vùng phát triển đô thị dịch vụ gắn với phát triển nông nghiệp truyền thống



Quy hoạch phân vùng 4 bao gồm thị trấn Ninh Cường, xã Trực Cường, xã Trực Hùng và xã mới (được sáp nhập từ 3 xã Trực Thắng, Trực Thái, Trực Đại). Định hướng phát triển đô thị phía Nam gắn với phát triển nông nghiệp truyền thống.



Nam Định đầu tư CSHT để thu hút đầu tư



Nam Định đầu tư CSHT để thu hút đầu tư



Tỉnh Nam Định thu hút nguồn vốn đầu tư để tạo đà phát triển



Theo quy hoạch chung tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2030 toàn tỉnh tập trung thu hút và huy động hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt ở các dự án trọng điểm. Tỉnh hướng tới thu hút các doanh nghiệp quy mô lớn trong và ngoài nước, tác động trực tiếp đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và có tính lan tỏa.  Phấn đấu đến năm 2030 kinh tế toàn tỉnh phát triển nhanh, bền vững và toàn diện. Trở thành trung tâm kinh tế hiện đại, vùng trọng lực phát triển của khu vực Nam Đồng bằng sông Hồng.



Để công tác đầu tư đạt hiệu quả cao nhất, tỉnh Nam Định thực hiện đồng bộ các phương án, giải pháp để hỗ trợ và thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Trong đó, địa phương chú trọng nâng cấp và đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng như giao thông, viễn thông, điện lực, cụm công nghiệp...Tỉnh quan tâm đến chuyển đổi số, cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử; hỗ trợ và đồng hành cùng các doanh nghiệp, tổ chức hiệu quả các chương trình xúc tiến đầu tư...



Với hướng đi đúng đắn, sáng tạo tỉnh Nam Định bứt phá mạnh mẽ trong công tác thu hút đầu tư cả về quy mô, số lượng và chất lượng dự án. Một số tập đoàn lớn đang đầu tư vào tỉnh như:




  • Tập đoàn Xuân Thiện với gần 100 nghìn tỷ đồng

  • Tập đoàn JiaWei của Đài Loan đầu tư 100 triệu USD  vào lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng

  • Tập đoàn Quanta đầu tư 120 triệu USD vào lĩnh vực sản xuất máy tính

  • Công ty Xingyu Safety Technology (của Singapore) đầu tư gần 84,5 triệu USD vào sản xuất thiết bị bảo hộ y t

  • Tập đoàn AEON của Nhật Bản đang nghiên cứu phát triển TTTM

  • VSIP nghiên cứu phát triển hạ tầng KCN



Tỉnh Nam Định đang ngày càng đổi mới và phát triển



Tỉnh Nam Định đang ngày càng đổi mới và phát triển



Tại HN công bố Quy hoạch tỉnh Nam Định & Xúc tiến đầu tư năm 2024, 7 dự án đã được tỉnh trao Quyết định chủ trương đầu tư với  tổng số vốn đăng ký gần 420 triệu USD. Cùng với đó tỉnh cũng đã ký 9 bản ghi nhớ đầu tư của 9 nhà đầu tư triển khai các DA xây dựng hạ tầng các trung tâm thương mại, khu công nghiệp và khu du lịch sinh thái. Đây đều là những DA quan trọng tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và nguồn thu ngân sách lớn cho tỉnh.