Theo quy hoạch tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế vùng Nam ĐB sông Hồng, có thành phố đạt chuẩn đô thị loại I, tỷ lệ đô thị hóa trên 50%.
Ngày 28/12/2023 Phó Thủ tướng CP - Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 1729/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nam Định phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế trọng điểm của vùng Nam ĐB sông Hồng, là tỉnh phát triển kinh tế bền vững, toàn diện của cả nước.
Phạm vi lập quy hoạch tỉnh Nam Định gồm 1.668,8 km2 diện tích tự nhiên, 10 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 9 huyện bao gồm: TP. Nam Định, Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Nam Trực, Trực Ninh, Mỹ Lộc, Vụ Bản và Ý Yên và phần không gian biển được xác định dựa theo quy định pháp luật.
Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh có kinh tế khá của cả nước, trở thành cực phát triển trọng điểm vùng Nam ĐB sông Hồng. Trở thành cầu nối thuận lợi giữa các trung tâm kinh tế - xã hội của vùng, cả nước cũng như trong khu vực. Với mục tiêu:
Trong thời gian tới đây, tỉnh tiếp tục phát triển theo hướng đa lĩnh vực, đa ngành như công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, đô thị và nông thôn. Tận dụng lợi thế vùng biển để phát triển khu vực biển thành động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Trong đó trọng tâm là phát triển công nghiệp xanh, du lịch sinh thái, lịch sử - văn hóa, phát triển đô thị thông minh và mô hình nông thôn kiểu mẫu. Lĩnh vực khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo sẽ trở thành động lực tăng trưởng.
Tỉnh Nam Định ngày càng phát triển đi lên
Tỉnh cũng tập trung đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng kết cấu, xây dựng các KCN, CCN quy mô lớn, tạo dựng hệ thống giao thông kết nối thuận tiện các trung tâm kinh tế trong vùng, tỉnh và cả nước. Quan tâm đến môi trường, ưu tiên phát triển bền vững môi trường sinh thái và ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Hiện nay, tỉnh Nam Định đang tiến hành thực hiện quy hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã giai đoạn đầu 2023-2030 đạt chuẩn về quy mô dân số và tổng diện tích tự nhiên. Bên cạnh đó tỉnh cũng hình thành 3 vùng kinh tế động lực bao gồm:
Hình thành 4 trung tâm đô thị động lực gồm có:
Hình thành 5 hành lang kinh tế bao gồm:
Tỉnh Nam Định tập trung phát triển kết cấu hạ tầng
Tỉnh Nam Định xác định rõ phát triển hệ thống đô thị và tốc độ đô thị hóa phải gắn liền với phát triển các khu chức năng như khu công nghiệp, khu du lịch, cụm công nghiệp, khu thể dục thể thao, khu kinh tế, khu nghiên cứu đào tạo...
Quy hoạch các công trình xã hội, nhà ở cho người lao động ở các khu - cụm công nghiệp gắn liền với khu - cụm công nghiệp trên địa bàn để đảm bảo tiêu chuẩn về quỹ đất, mỹ quan, diện tích không gian, chất lượng công trình, môi trường và an toan theo quy định pháp luật
Phấn đấu đến năm 2030 toàn tỉnh có 26 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đạt 45%-50%, trong đó thành phố Nam Định (sau khi mở rộng) trở thành khu đô thị loại I. 9 đô thị loại IV gồm có: Thịnh Long, Yên Định của huyện Hải Hậu; Gôi của huyện Vụ Bản; Rạng Đông của huyện Nghĩa Hưng; Lâm của huyện Ý Yên; Quất Lâm, Giao Thủy của huyện Giao Thủy; Cổ Lễ của huyện Trực Ninh và Xuân Trường của huyện Xuân Trường.
16 đô thị loại V trong đó có 6 đô thị hiện hữu và 10 đô thị mới. 6 đô thị hiện hữu là: Liễu Đề của huyện Nghĩa Hưng; Nam Giang của huyện Nam Trực; Cát Thành, Ninh Cường của huyện Trực Ninh; Cồn của huyện Hải Hậu và Quỹ Nhất của huyện Nghĩa Hưng.
10 đô thị mới bao gồm: khu vực 4 xã của huyện Ý Yên; Hải Phú, Hải Đông của huyện Hải Hậu. Hồng Ngọc của huyện Xuân Trường; Trực Nội của huyện Trực Ninh; Bo của huyện Ý Yên; Đồng Sơn của huyện Nam Trực; Nghĩa Minh của huyện Nghĩa Hưng; Trung Thành của huyện Vụ Bản và Đại Đồng của huyện Giao Thủy.
Tỉnh Nam Định hình thành nhiều vùng đô thị trọng điểm
Toàn tỉnh tập trung quy hoạch, phát triển và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư. Từng bước phát triển nền kinh tế tỉnh Nam Định ổn định, bền vững trở thành điểm sáng kinh tế khu vực Nam đồng bằng sông Hồng.