Ngày 12/3/2024, tại cơ quan Bộ Xây dựng đã diễn ra HN thẩm định Nhiệm vụ Điều chỉnh quy hoạch chung TP. Thái Nguyên đến năm 2045. Tham dự HN có đại diện Văn phòng Chính phủ; lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên cùng các Bộ, hội, hiệp hội chuyên ngành xây dựng.
Theo Quy hoạch TP.Thái Nguyên, thời kỳ 2021 – 2030 sẽ trở thành trung tâm công nghiệp phát triển và trung tâm kinh tế của vùng Trung du - Miền núi phía Bắc. Địa phương là vùng đối trọng phát triển công nghiệp, giáo dục và dịch vụ y tế, du lịch, là cửa ngõ giao lưu kinh tế trong khu vực . Đồng thời Thành phố Thái Nguyên cũng là khu vực phòng thủ chắc chắn, địa bàn trọng yếu tạo góp phần giữ vững nền quốc phòng – an ninh cho khu vực và cả vùng Trung du - Miền núi phía Bắc.
Thành lập năm 1962, thành phố Thái Nguyên hiện là thành phố trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, là thành phố lớn thứ 3 khu vực phía Bắc sau Hà Nội và Hải Phòng, nằm bên bờ sông Cầu. Sau hơn 60 năm hình thành và phát triển, giờ đây TP. Thái Nguyên đã trở thành trung tâm của vùng Trung du – miền núi phía Bắc, là thành phố luyện kim, thành phố công nghiệp lớn nhất cả nước.
Cách thủ đô Hà Nội chỉ 80km, Thái Nguyên trở thành đô thị loại I năm 2010, trở thành trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, kinh tế, giáo dục, công nghệ - khóa học, y tế, dịch vụ và du lịch tỉnh Thái Nguyên. Địa phương có vị trí địa lý thuận tiện cho việc giao thương:
Diện tích tự nhiên của TP.Thái Nguyên là 222,93 km² và dân số khoảng 420.000(năm 2018). Đây cũng là nơi đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 của nước chỉ sau thủ đô Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.
Thành phố Thái Nguyên trên đà phát triển vượt bậc
Tại HN thẩm định Nhiệm vụ Điều chỉnh quy hoạch chung TP.Thái Nguyên diễn ra vào đầu tháng 3 năm 2024 tại cơ quan Bộ Xây dựng, Viện QH đô thị và nông thôn QG cho biết, phạm vi điều chỉnh quy hoạch là toàn bộ địa giới hành chính TP. Thái Nguyên, gồm 11 xã và 21 phường, với diện tích tự nhiên khoảng 222,12km2.
Mục tiêu điều chỉnh quy hoạch lần này nhằm cụ thể hóa các định hướng phát triển KTXH, định hướng phát triển đô thị và dân cư nông thôn theo QH tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc điều chỉnh quy hoạch TP. Thái Nguyên còn nhằm xây dựng và phát triển thành phố với những xu hướng và vị thế phát triển mới. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế như hiện nay việc khai thác hiệu quả những tiềm năng phát triển của thành phố là rất quan trọng và cần thiết.
Tỉnh Thái Nguyên định hướng phát triển Thành phố Thái Nguyên trở thành đô thị sinh thái và hội nhập mà trọng tâm là du lịch, dịch vụ và công nghiệp xanh. Thời gian tới TP. Thái Nguyên sẽ có những bước chuyển mình từ thành phố công nghiệp sang thành phố thương mại – dịch vụ, thành phố công nghiệp cao, công nghiệp sạch. Hướng tới các mục tiêu quan trọng như:
TP. Thái Nguyên hướng tới mục tiêu phát triển công nghiệp xanh - sạch
Theo bản đồ quy hoạch TP Thái Nguyên, địa phương sẽ phát triển đồng bộ hai bên sông Cầu theo mô hình đô thị đa trung tâm, song song với đó là hình thành các khu chức năng liên kết chặt chẽ với nhau thông quan hệ thống giao thông hiện đại. Cụ thể, 7 vùng chức năng của TP. Thái Nguyên với đặc điểm, quy mô, dân số và diện tích như sau:
Sông Cầu đoạn chảy qua TP.Thái Nguyên
Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch thành phố Thái Nguyên nhằm phát huy mọi lợi thế, tiềm năng và nguồn lực để đưa tỉnh phát triển đồng bộ, nhanh, toàn diện và bền vững. Đóng góp vào quá trình xây dựng tỉnh Thái Nguyên sung túc, thân thiện, bình yên, hạnh phúc, trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu về phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc.