Ngày 9-4-2024 HĐND tỉnh Nam Định đã ban hành NQ số 32/NQ-HĐND thông QHXD vùng liên huyện Nam Trực - Trực Ninh đến năm 2040, tầm nhìn đến 2050. Phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới tự nhiên của huyện Nam Trực và Trực Ninh với tổng diện tích khoảng 308km2.
Quy hoạch xây dựng (QHXD) vùng liên huyện Nam Trực - Trực Ninh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, trở thành vùng phát triển bền vững, ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ thương mại. Tạo môi trường đầu tư lành mạnh, chất lượng cao trong khu vực. Huyện chú trọng sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng văn hóa, hướng tới phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực.
Dựa trên hoạch định về không gian phát triển các lĩnh vực và sự phân bố các tài nguyên thiên nhiên của 2 huyện Nam Trực và Trực Ninh, vùng liên huyện được Quy hoạch phân làm 4 vùng phát triển. Tính chất là vùng phát triển dịch vụ thương mại, công nghiệp và nông nghiệp (ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp làng nghề; du lịch sinh thái); các khu vực này sẽ trở thành đầu mối giao thông trọng điểm ở phía Đông Nam của tỉnh Nam Định, có nhiệm vụ kết nối các vùng lân cận.
Quy hoạch huyện Nam Trực trong xây dựng vùng liên huyện bao gồm gồm 6 xã, thị trấn nằm ở phía Tây Bắc huyện Nam Trực: thị trấn Nam Giang (sáp nhập thêm xã Nam Hùng và Nam Dương), thị trấn Đồng Sơn và 4 xã: Nghĩa An, Hồng Quang, Nam Cường và xã mới được sáp nhập từ các xã Nam Toàn, Nam Mỹ và Điền Xá.
Toàn bộ trên đây là phân vùng 1 là vùng phát triển đô thị dịch vụ, là trung tâm đầu mối hạ tầng kỹ thuật trọng điểm về cả đường thủy, đường bộ và đường sắt. Với các vành đai 1, 2; các QL 21, QL 21B; đường sắt: Nam Định - Thịnh Long., Nam Định - Quảng Ninh; quy hoạch xác định rõ đây là vùng phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp.
Diện mạo khang trang của huyện Nam Trực
Ở phân vùng dân cư nông thôn gắn với lĩnh vực nông nghiệp chất lượng cao, huyện Nam Trực có 7 xã (trong tổng số 9 đơn vị hành chính). Bao gồm các xã Nam Hồng, Nam Thắng, Tân Thịnh, Nam Thái, Bình Minh, Nam Tiến và xã mới được sáp nhập từ các xã Nam Hoa, Nam Hải, Nam Lợi.
Tính chất là vùng dân cư nông thôn gắn liền với phát triển nông nghiệp CLC, là vùng đệm chuyển tiếp giữa 2 khu vực phát triển đô thị của 2 huyện. Tập trung đẩy mạnh các lĩnh vực như nông nghiệp, du lịch sinh thái và thủy sản. Phát huy hiệu quả vai trò là vùng kết nối trung chuyển hàng hóa gắn liền với cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Phân vùng phát triển đô thị dịch vụ (ĐTDV) gắn với sông Ninh Cơ và sông Hồng, huyện Nam Trực có 1 xã là Nam Thanh 5 xã, thị trấn còn lại của huyện Trực Ninh. Phân vùng này được định hướng phát triển trở thành trung tâm hành chính chính trị của huyện Trực Ninh. Với nhiệm vụ là thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực phía Nam toàn vùng. Đây sẽ là trung tâm kinh tế đa ngành, tập trung phát triển giao thương kinh tế các vùng huyện Thái Bình và giao thương giữa hành lang kinh tế vùng biển.
Các tuyến đường khang trang, sạch đẹp trên địa bàn huyện Nam Trực
Huyện Nam Trực sẽ sáp nhập thêm xã Nam Hùng, Nam Dương để mở rộng ranh giới thị trấn Nam Giang hướng tới mục tiêu vươn lên trở thành đô thị loại IV và là trung tâm tiểu vùng phía Bắc. Xã Đồng Sơn phấn đấu trở thành thị trấn mới Đồng Sơn và là đô thị loại V. 3 xã gồm Hồng Quang, Nghĩa An, xã mới (sáp nhập xã Nam Mỹ, Điền Xá, Nam Toàn) được nghiên cứu phát triển thành đô thị loại II.
Theo quy hoạch phân vùng phát triển đô thị thành 2 vùng chính; trong đó duy trì cấu trúc hiện có của các khu vực dân cư tại các đô thị hiện hữu. Đồng thời tăng cường bổ sung chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, cây xanh không gian công cộng, theo tiêu chuẩn hiện hành.
Huyện Nam Trực và Trực Ninh cùng nhau đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế công nghiệp, dịch vụ tận dụng thế mạnh là trung tâm các tiểu vùng. Các khu vực tiếp giáp với TP. Nam Định phát triển thành các khu dân cư hiện hữu, mở rộng theo hướng mật độ thấp. Duy trì và phát huy giá trị sản xuất nông nghiệp, sản xuất ở làng nghề thủ công gắn với với phát triển dịch vụ du lịch.
Huyện Nam Trực phát huy lợi thế phát triển kinh tế xã hội
Trong quy hoạch liên vùng Nam Trực – Trực Ninh, cả 2 huyện đều chú trọng phát triển đồng bộ hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy. Hiện nay trên địa bàn huyện Nam Trực có nhiều tuyến giao thông quan trọng như cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh; 4 tuyến đường vành đai; 3 tuyến quốc lộ 21; quốc lộ 37B...
Huyện Nam Trực đầu tư nâng cấp và cải tạo hệ thống các tuyến đường tỉnh các đoạn nối từ các tuyến cao tốc, quốc lộ đến các khu công nghiệp và dịch vụ trọng điểm của huyện, của tỉnh. Các tuyến đường kết nối đến các đường khu, cụm công nghiệp và các đô thị mới cũng được quan tâm chỉnh trang… Hệ thống đường tỉnh kết nối các tuyến đường cao tốc, đường vành đai, các quốc lộ cải tạo tạo nên mạng lưới đường bộ huyện Nam Trực ngày hoàn chỉnh và đồng bộ.